Với mỗi cá nhân tổ chức muốn thành lập công ty thì điều đầu tiên họ phải nghĩ tới đó là nguồn vốn. Thông thường khi bắt đầu mỗi công ty sẽ có hai phần nguồn vốn cơ bản là vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Vậy vốn điều lệ là gì? Vốn chủ sở hữu là gì? Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì? Tại sao có sự khác nhau này? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Khái niệm vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu là gì?
– Vốn điều lệ là nguồn vốn được ghi trên giấy phép kinh doanh, là tổng số vốn góp của tất cả các thành viên.
– Vốn chủ sở hữu là tổng số tài sản, nguồn vốn thực tế của chủ sở hữu. Là toàn bộ phần còn lại của tài sản sau khi đã trừ tổng tài sản cho các khoản nợ phải trả.
Ý nghĩa của vốn chủ sỡ hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu thường sẽ phản ánh các số liệu và những tình hình biến động tăng hoặc giảm của các loại hình nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ công ty và của các thành viên được góp vốn. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư cùng nhau góp vào hoặc được bổ sung qua kết quả của các quá trình kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không đơn giản chỉ là một khoản nợ. Mỗi một công ty thường sẽ có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu thông qua các quá trình vận hành thì các khoản lãi hoặc lỗ đều có thể làm thay đổi phần lãi được giữ lại làm cho nguồn vốn này trên thực tế luôn thay đổi qua các quá trình kinh doanh. Khi một công ty tung ra phát hành loại cổ phần mới thì các khoản thặng dư vốn điều lệ có thể phát sinh và gây ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài việc phải chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần hay nói cách khác là làm tài sản nợ được quy thành tài sản vốn thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ luôn tăng lên.
Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?
Khi mà nguồn vốn điều lệ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu thì nguyên nhân có thể do việc chưa góp đủ vốn hoặc do vốn chủ sở hữu bị suy giảm vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ. Vì thế, mỗi lần đầu tư thì các nhà đầu tư luôn phải dựa theo số vốn điều lệ để kiểm soát và theo dõi được tổng số cổ phần mà công ty này đã phát hành. Trong nhiều trường hợp thì thông tin này sẽ được sử dụng để làm căn cứ pháp lý khi mà các công ty phát sinh các vấn đề liên quan tới tranh chấp hay giải thể để xác định việc thực hiện các nghĩa vụ quan trọng trong việc góp vốn.
Khi có các vấn đề liên quan tới tranh chấp hay bổi thường xảy ra thì các cổ đông phải có nghĩa vụ góp đủ các số vốn đã đăng ký. Đây là một trong những điều lệ mà pháp luật yêu cầu để có thể đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan đặc biệt là chủ nợ của công ty. Việc công ty chưa có đủ số vốn góp hoặc hiệu quả kinh doanh giảm gây lỗ và vốn chủ sở hữu có thể hạn chế trong trường hợp mà công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư mới.
Ta có công thức xác định vốn chủ sỡ hữu tại một thời điểm chính là phần còn lại sau khi đã lấy tổng số nguồn vốn trừ đi các khoản nợ phải trả. Đây chính là sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.