Cổ phiếu ngành logistics ngày càng bứt phá

Xuất nhập khẩu và logistics là ngành kinh tế đang thu hút đông đảo cộng đồng chứng khoán đầu tư. Sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành logistics như thế nào và tình hình cổ phiếu ngành logistics ra sao, chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1.Sức hấp dẫn của cổ phiếu lĩnh vực logistics

Hiện có khoảng gần 40 công ty thuộc ngành logistics đang niêm yết cổ phiếu trên 2 sàn giao dịch HNX và HOSE chủ yếu bao gồm: khai thác cảng, vận tải dầu khí, vận tải thủy hàng rời và container, vận tải đường bộ và dịch vụ logistics,…

Trong năm 2015, khi hiệp định TPP được thông qua, nhóm cổ phiếu ngành logistic đã có những là thời điểm bứt tốc rất mạnh và được giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng mạnh như CLL, DVP, GMD, HAH và VSC… Mặc dù thị trường có những thời điểm điều chỉnh nhưng nhìn chung nhóm này vẫn luôn có mức độ ổn định giá cổ phiếu cao nhất thị trường cho thấy nhà đầu tư thật sự đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng ổn định trong dài hạn của nhóm cổ phiếu này.

Năm 2016, Chứng khoán BSC đánh giá cổ phiếu ngành cảng biển có tính phòng vệ cao với kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm cao. So sánh với các DN khai thác cảng trong khu vực, cổ phiếu ngành cảng biển của Việt Nam (ngoại trừ PHP) có P/E và P/B khá hấp dẫn. Và với tiềm năng phát triển trong năm 2016, giá cổ phiếu bình quân ngành cảng biển có thể tăng lên tương đương với mức bình quân chung của khu vực.

BSC đưa ra đánh giá khả quan với ngành cảng biển và khuyến nghị, một số cổ phiếu có khả năng tăng trưởng cao nhờ sở hữu cảng ở vị trí đắc địa, có kế hoạch mở rộng trong năm tới.

2.Tình hình cổ phiếu ngành logisitcs

Cổ phiếu ngành logistic có thể được chia thành các nhóm: nhóm khai thác cảng (DXP, DMD, TMS, VGP); nhóm vận tải hàng hóa (Vận tải container: GMD, MHC, SHC, VFC, VFR; Vận tải hàng lỏng: PJC, PJT, PSC, PTS, VIP, VSP; Vận tải hàng rời: HTV, VTV; Đại lý giao nhận: GMD, SFI, TMS). Có thể xếp GMD vào cả ba nhóm bởi Công ty này nằm ở mọi lĩnh vực của logistic. Còn các Công ty khác chỉ chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó.

Xét về các chỉ số tài chính, khi đầu tư không nên chỉ nhìn vào chỉ số P/E mà còn phải nhìn vào P/E/G. ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của lĩnh vực khai thác cảng tương đối cao so với các nhóm khác (khoảng 20). Theo tiêu chuẩn thế giới, những Công ty có ROE trên 20 và ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) trên 10 (tùy từng lĩnh vực và tùy từng thời điểm) là Cty đáng để quan tâm. Nếu dựa vào tiêu chuẩn này thì GMD là cổ phiếu đáng quan tâm vì có ROE là 21, ROA là 15. Như vậy GMD đạt tiêu chuẩn về mặt hiệu quả kinh doanh. Một cổ phiếu khác cũng đạt chuẩn là VGP có ROE ở mức 29.5.

Trong lĩnh vực khai thác cảng, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp tương đối đồng đều khoảng 5-6 lần. Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí P/E/G nhỏ hơn 1 là hấp dẫn thì tiêu chí này tại VN khó khả thi. Bởi nhóm cổ phiếu Bluechips có những cổ phiếu thậm chí P/E vào khoảng 40 – 50, những vẫn được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm.

Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với đó là sự phát triển của ngành logistics, cổ phiếu ngành logistics ngày càng có giá trị và khẳng định sức mạnh của mình trên sàn giao dịch chứng khoán. Từ đó, bạn có thể cân nhắc về việc mua cổ phiếu đầu tư vào ngành logistics.

Nguồn https://nganhangthuongmai.net/ tổng hợp

You May Also Like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *